cyberally_Lập-kế-hoạch-nội-dung-cho-bài-viết

Lập kế hoạch nội dung cho bài viết: Tôi đã làm gì để viết nội dung hay?

Nội dung

Mỗi khi có ai đó muốn bắt tay vào viết blog hoặc nội dung website, tôi liền khuyên họ tạm dừng và chuẩn bị trước đã. Đừng viết gì cả cho đến khi bạn đã hoàn thành việc Lập kế hoạch nội dung cho bài viết.

Giống như đi mà chưa biết đích đến, bạn khó có thể hoàn thành hành trình viết lách của mình với thành quả như mong đợi.

Bắt đầu từ đâu và cần làm những gì? Ít ai chia sẻ những điều này trên mạng, đơn giản vì mỗi người một cách. Tôi chỉ chia sẻ những điều tôi hay làm với bạn. Còn áp dụng hay không thì còn tùy bạn có thấy những chiến thuật này của tôi là phù hợp hay không nữa..

Danh sách từ khóa khi lập kế hoạch nội dung cho bài viết

Bạn chỉ có thể ở trên vị trí top SERP (Search Engine Result Page – Trang kết quả tìm kiếm) khi từ khóa mà bài viết của bạn có lượt tìm kiếm. Có tìm mới có thấy, đúng không nào?

Với thuật toán mới của Google, nhét đầy các từ khóa đang được tìm kiếm vào bài viết bất chấp nội dung sẽ không có ích lợi gì cả. Thậm chí còn bị phạt. Google cũng không còn máy móc chỉ đọc các từ khóa theo kiểu tuyệt đối, mà còn hiểu các từ khóa gần giống, liên quan nhau. Vậy nghiên cứu từ khóa có ý nghĩa gì?

Khi lập kế hoạch nội dung cho bài viết, từ khóa cho bạn hình dung rõ nhất về thứ mà người ta đang tìm kiếm. Xu hướng tìm kiếm mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm đều khác. Nghiên cứu từ khóa có thể giúp bạn hình dung:

  • Từ khóa nào hiện đang được tìm kiếm?
  • Khối lượng tìm kiếm (search volume) của từ khóa đó (mỗi tháng, trung bình trong năm) là bao nhiêu?
  • Mức độ cạnh tranh về nội dung mà từ khóa phản ánh là cao hay thấp? Từ đó cho biết bạn cần ít hay nhiều nỗ lực để lên top SERPs.
  • Bạn cần khoảng bao nhiêu backlinks để lên top SERP.
  • Người ta có đang chạy quảng cáo từ khóa đó hay không? Chi phí cho mỗi lượt click quảng cáo là bao nhiêu?
  • Đối thủ đang nhắm vào từ khóa đó để cạnh tranh với bạn là ai? Biết được họ là ai, bạn có thể biết được họ đang làm gì, có gì hay, mà được lên top SERP.
  • Tâm lý tìm kiếm của người dùng. Họ chi tiết hay muốn nhanh gọn, hay tùy tiện, cẩu thả khi gõ từ khóa đầy đủ hay từ khóa vắn tắt, không dấu, sai chính tả. Từ đó có thể liên tưởng thêm về khuynh hướng tìm kiếm, xử lý và tiếp nhận thông tin của họ.

Các bước nghiên cứu từ khóa và Công cụ

Bạn sẽ cần từ khóa mang tính phân loại – liên quan đến chủ đề chính/ chủ đề cha (Parent Topic) và từ khóa chi tiết, từ khóa dài (long-tail keyword) để triển khai bài viết của mình.

Bước 1: Tìm từ khóa chủ đề chính.

Bạn dùng AHRefs – Tab Keyword Explorer để tìm từ khóa Parent Topic.

Lập kế hoạch nội dung cho bài viết - AHRefs Keyword Explorer
AHRefs – Keyword Explorer giúp bạn tìm parent topic

Bước 2: Tìm từ khóa chi tiết.

Bạn dùng Keyword Tool – Tab Google, Keyword Finder – Tab KWFinder, Keyword Tool – Table Google hoặc Ubersuggest để tìm từ khóa liên quan và từ khóa chi tiết.

Lưu ý chọn khu vực là Việt Nam và Tiếng Việt. Để biết người ở VN đang quan tâm cụ thể từ khóa nào – sản phẩm nào. Từ đó tập trung ưu tiên viết các nội dung này.

Nếu ở bước 1 không có nhiều kết quả thì mình tự nghĩ ra các từ khóa có liên quan và search càng nhiều càng tốt. Mỗi lần search, kết quả có thể gợi ý cho mình thêm các từ khóa nhiều search – đang được quan tâm khác.

Lập kế hoạch nội dung cho bài viết - Keyword Tool
Keyword Tool khá dễ sử dụng đẻ tìm từ khóa
Lập kế hoạch nội dung cho bài viết - Ubersuggest
Ubersuggest với giao diện tìm kiếm từ khóa khá đẹp mắt và dễ chịu

Bước 3: Xem xét đối thủ cạnh tranh trên top SERP.

Bạn vào Google và search các từ khóa có được ở bước 2 để tìm ra các đề tài đang trên top – đang được quan tâm nhất.

Có thể dùng từ khóa tiếng Anh để tìm Top SERP KHÔNG GIỚI HẠN khu vực Việt Nam và tiếng Việt. Vì nguồn nước ngoài thường có nhiều ý hay mà nguồn Việt Nam không có.

Bước 4: Chọn danh sách từ khóa của riêng bạn.

Bạn cần đối chiếu Từ khóa mình muốn vs. Từ khóa đang được tìm kiếm. Sau đó, chốt chọn từ khóa CÓ VOLUME và ĐỘ KHÓ PHÙ HỢP, đưa vào list để triển khai.

Nội dung và đề tài quan trọng hơn việc chèn từ khóa. Nên chọn viết cụm bài mình vừa có thế mạnh, vừa đang được quan tâm (có search volume).

Với các từ khóa long-tail cùng nội dung, gần giống thì triển khai chỉ 1 bài chi tiết, Google vẫn hiểu các từ gần giống.

Với các từ khóa có search volume gần như nhau, ưu tiên từ khóa mình có thể VIẾT HAY.

Ý nghĩa của các loại từ khóa trong trường hợp nội dung của bạn liên quan đến sản phẩm công nghệ

  • Từ khóa website (tìm ra bởi KWFinder hoặc Keywordtool.io phần Google) là từ khóa mà người mua hàng tiềm năng sẽ gõ để tìm kiếm. Các từ khóa này phản ảnh thông tin quan trọng nhất đối với người mua, có thể là công nghệ của sản phẩm, giá hay khuyến mãi.
  • Từ khóa Youtube (tìm ra bởi Keywordtool.io phần Youtube, YouTube AutoComplete) là từ khóa của những người yêu thích công nghệ mới quan tâm, nhưng chưa chắc họ muốn mua hàng. Họ chỉ muốn xem cho thỏa tò mò. Các từ khóa này phản ánh thông tin hay và thú vị, nhưng chưa chắc là quan trọng đối với quyết định mua hàng.

Lập kế hoạch nội dung cho bài viết: Thật chi tiết

Các nội dung trên top SERP cho bạn biết bạn cần viết gì để trở thành expert trong lĩnh vực, từ đó được Google đánh giá cao và thăng hạng bài viết của bạn.

Bạn cần lập kế hoạch ội dung cho bài viết cân đối giữa:

Các bài tổng quát

  • Các bài dài, tổng quát – trọn vẹn một đề tài. Độ dài từ 1800 chữ trở lên. Bài quá dài thì lập Table of Contents – ko vấn đề gì.
  • Từ khóa chính của các bài này là từ khóa có volume lớn (khoảng vài ngàn search/ tháng) và độ khó thường là cao (~ từ 50/100 trở lên).
  • Ở cụm bài này, ưu tiên các bài có từ khóa search volume khoảng 1K-5K/tháng (không quá khó, nhanh lên hạng).

Các bài chi tiết

  • Các bài nhỏ, chỉ tập trung phân tích trọn vẹn một khía cạnh của đề tài.
  • Từ khóa chính của các bài này là các từ khóa long-tail – dài (4-5 chữ trở lên), có volume nhỏ (khoảng vài trăm search/tháng) và độ khó thường là thấp (~ từ 30/100 trở xuống).
  • Ở cụm chi tiết này, ưu tiên các bài có từ khóa search volume dưới 250/tháng (dễ, nhanh lên hạng).

Nội dung bài viết cần bao quát hai hướng: Tương đồng vs. Khác biệt

  • Các bài viết có nội dung tương đồng đối thủ để Google hiểu mình là expert trong lĩnh vực (viết cho Google đọc và index).
  • Các bài viết có nội khác khác biệt với đối thủ để định vị mình trong lòng khách hàng (viết cho khách hàng đọc, chạy quảng cáo).
  • Những ý khác biệt mà các bài trên top SERP có thể chưa có. Đây là điểm để Google quyết định mình có hay hơn, nên được xếp hạng cao hơn các bài sẵn có hay không. Thường những ý này mình sẽ tìm ra khi xem nguồn nước ngoài.

Danh sách bài viết chi tiết (Master List) khi lập kế hoạch nội dung cho bài viết

Bạn liệt kê chi tiết các tiêu đề bài viết, sườn bài, từ khóa chính và phụ bạn nghĩ sẽ phù hợp với các nội dung này vào file excel Master List. 

Tôi thương cân đối nội dung các bài viết dựa vào các ý chính của bài. Mỗi nội dung bên dưới headings/ sub-headings tôi sẽ triển khai trong vòng 300 chữ. Vì thế đối với tôi, việc liệt kê sườn bài cực kỳ quan trọng. Để có một bài viết lý tưởng khoảng 1850 chữ, tôi sẽx triển khải khoảng 6 ý chính làm 6 đoạn để SEO Onpage bài viết thêm hiệu quả.

Vì sao tôi lại nhấn mạnh cần có Master List khi lập kế hoạch nội dung cho bài viết?

Master List cho phép tôi có cái bài có độ dài hợp lý, đủ ý, đặc biệt là không trùng lặp bất cứ phần nội dung nào. Các team viết thuê thường không có Master List, nên trong vòng không quá 10 bài, bạn sẽ thấy họ bắt đầu lặp lại nội dung cũ. Vừa không hay, và các ý có thể triển khai sẽ khá hạn chế.

Master List cũng giúp tôi biết các ý hay mà vì độ dài của bài viết, tôi chưa triển khai hết. Tôi sẽ tiếp tục triển khai và mở rộng các ý này trong bài viết liên quan, và dẫn link hợp lý giữa các bài này. Đi internal links cũng thuận tiện hơn khi bạn có trong tay Master List giúp nhìn bao quát hết các nội dung bạn đang có.

Cái gì có thể đi thuê, riêng Master List bạn nên tự làm.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Lap-ke-hoach-noi-dung-cho-bai-viet-Master-List-sample.jpg
Một Master List mà team tôi thực hiện

Khi có quá nhiều đề tài và nhóm từ khóa cần triển khai

  • Bạn nên ân nhắc viết bài theo cụm, xong cụm từ khóa này mới chuyển sang cụm khác.
  • Bạn nên kiên trì viết bài bám sát kế hoạch, ghi nhớ chèn từ khóa một cách tự nhiên nhưng xuyên suốt + duy trì chuẩn SEO onpage để đạt hiệu quả Google ranking cao.

Triển khai viết bài sau khi lập kế hoạch nội dung cho bài viết

Có thể chỉ có một mình bạn hoặc có thêm một bạn Coordinator dùng Master List. Còn để quản lý tiến độ, mình thương phân công cho team viết bài trên Asana. Bạn cũng có thể dùng bất cứ tool quản lý dự án nào để theo dõi tiến độ công việc.

Nên đặt deadline bài viết cho người viết từ 5-7 ngày so với lịch đăng. Vì bạn còn cần thời gian chỉnh sửa, chuẩn định dạng, hình ảnh cho bài viết và lập lịch bài viết nữa.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Lap-ke-hoach-noi-dung-cho-bai-viet-Asana-1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Lap-ke-hoach-noi-dung-cho-bai-viet-Asana-2.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Lap-ke-hoach-noi-dung-cho-bai-viet-Asana-3.jpg

Bởi vì tôi thường làm nội dung cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm đặc thù, việc viết nội dung chuyên sâu, chặt chẽ về mặt logic và bám sát kế hoạch luôn đặt lên hàng đầu. Lập kế hoạch nội dung cho bài viết còn là bước không thể thiếu đầu dự án để khách hàng phê duyệt.

Không phải website nào cũng triển khai nội dung theo trình tự như vậy.

Nhưng làm việc có định hướng, có kế hoạch thì không bao giờ thừa. Mong rằng các chia sẻ của tôi có phần nào ý nghĩa đối với bạn.

Chúc bạn thành công.

  • Tài liệu
  • Block

Chưa chọn block nào.Mở cài đặt công bố

  • Tài liệu