cyberally_SEO_Onpage

SEO Onpage: Những điều tôi ưu tiên thực hiện

Nội dung

SEO Onpage (Tối ưu hóa hiển thị website) là một phần công việc SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu công cụ tìm kiếm). SEO giúp website của bạn hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Đây là những thứ ai cũng nghĩ rất cần thiết nhưng nhiều người không muốn học. Vì nghe… cao siêu quá. 

Thật ra là không có gì khó cả. Bạn hoàn toàn có thể tự làm SEO Onpage khi viết nội dung cho website hay blog của mình.

SEO Onpage là làm gì?

SEO Onpage bao gồm:

  • Viết bài nội dung hay: Thematic Content (nội dung theo chủ đề) và Semantic Content (nội dung giàu ngữ nghĩa)
  • Tối ưu SEO Onpage cho bài viết nội dung. Bạn nên sử dụng các plugin SEO như Rank Math SEO hay Yoast SEO để tối ưu nội dung các trang và bài viết trên website WordPress của mình.
  • Tối ưu tốc độ trang web – làm website thân thiện
  • Xây dựng liên kết hiệu quả: Internal links – Link nội bộ, External/ Outbound links – Link ra ngoài
  • Sử dụng https:// – Giao thức truyền thông tin bảo mật cao cho website
  • Social Share – Chia sẻ mạng xã hội

Theo một số SEOers đi theo hướng phát triển nội dung (Content Building), phát triển thực thể (Entity Building) thì việc thực hiện SEO Onpage chuẩn mực giúp website của họ cải thiện thứ hạng đáng kể ngay cả khi chưa/ không đi backlinks. Tức là khi chưa làm SEO Offpage, hiểu nôm na là làm SEO bên ngoài website của mình.

Viết bài nội dung hay

Nội dung hay có vai trò quan trọng đối với việc SEO Onpage. Một nội dung hay giúp:

  • Thu hút nhiều traffic đến website của bạn;
  • Giúp khách hàng tương tác và lưu lại website của bạn lâu hơn;
  • Giúp khách hàng của bạn hiểu sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này có lẽ là quan trọng nhất không chỉ với việc làm SEO mà còn là trong việc marketing, bán hàng nói chung. Bởi chúng giúp bạn bán được sản phẩm/ dịch vụ.

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một bài viết hay. Có hai khái niệm thường được nhắc đến khi đánh giá về chất lượng bài viết. Đó là: Thematic Content (nội dung theo chủ đề) và Semantic Content (nội dung giàu ngữ nghĩa).

Thematic Content (Nội dung theo chủ đề)

Các nội dung theo chủ đề cho thấy bạn có trọng tâm rõ ràng cho các nội dung của mình. Với người đọc của bạn, các nội dung theo chủ đề giống như các căn phòng bố trí hợp lý, gọn gàng trong một căn nhà. Họ cần dễ dàng tiếp cận nội dung/ căn phòng mà họ quan tâm/ cần sử dụng.

Việc di chuyển, điều hướng giữa các phòng/ nội dung cũng hết sức quan trọng. Khi bạn hiểu và trình bày nội dung theo đúng trọng tâm của vấn đề, tất cả dường như đều liên quan (relevant). Và người đọc có lý do để ở với bạn lâu hơn, tìm hiểu bạn kĩ hơn.

Semantic Content (Nội dung giàu ngữ nghĩa)

Nếu như nội dung theo chủ đề giúp thu hút người đọc đến với bạn, thì nội dung giàu ngữ nghĩa giúp họ yêu quý bạn sâu sắc.

Bài viết giàu ngữ nghĩa giúp ngừoi đọc nhìn thấu nhiều góc độ, khía cạnh của vấn đề. Nhiều trường hợp áp dụng của một hướng dẫn. Nhiều góc cạnh để đánh gía hiệu quả một công việc được thực thi. Và vân vân. Khi nhà của bạn có mọi căn phòng, thì mỗi căn phòng lại cần phải đầy đủ công năng, đẹp đẽ.

Lập kế hoạch nội dung cho bài viết website/ blog để viết bài theo chủ đề, có định hướng và viết bài giàu ngữ nghĩa một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Tối ưu SEO Onpage cho bài viết nội dung

Bạn tối ưu SEO Onpage cho nội dung bằng cách nào để Google đọc và thấu hiểu bạn? Việc này mang một chút tính kĩ thuật.

Bằng việc cung cấp cho Google những cái neo rõ ràng cho việc hiểu nội dung của bạn. Như bố trí từ khoá một cách hợp lý. Viết bài dễ đọc và mạch lạc. Trình bày hình ảnh và video chất lượng một cách kĩ lưỡng. Bạn sẽ giúp Google và cả người đọc của bạn dễ dàng “đọc vị” của bạn.

Đọc bài học chi tiết về Tối ưu SEO Onpage cho bài viết nội dung để nắm bắt kỹ thuật này và bắt tay vào thực hành ngay.

Tối ưu tốc độ trang web – làm website thân thiện

Bạn sẽ làm gì nếu một trang web mất đến 10 giây để load? Tôi sẽ đóng nó lại sau 3 giây đầu tiên. Ai sẽ đánh giá bạn là chủ nhà thân thiện nếu bạn chờ rất lâu mới mở cửa.

Với Google, tối ưu tốc độ website trên mobile là yếu tố quan trọng hơn cả tốc độ website trên desktop. Có lẽ đây là kết quả của việc 80% người dùng đọc nội dung trên mobile. Nếu chúng ta không làm tốt, Google sẽ bớt cơ hội cho chúng ta ngoi lên trên bảng xếp hạng.

Đặc biệt, với đợt cập nhật thuật toán Google Core Updates vào tháng 05/2020, Google rõ ràng đã đưa ra các tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe khi đánh giá tốc độ website trên mobile. Tôi đã phải điều chỉnh hàng loạt website của mình theo hướng:

  • Giảm thiểu hình ảnh và hiệu ứng không cần thiết;
  • Sắp xếp lại bố cục (layout) các trang nội dung giúp rút ngắn thời gian người dùng tương tác lần đầu tiên/ giữa các lần tương tác trên website;
  • Sắp xếp lại nội dung sao cho chặt chẽ, logic và liên quan với ngữ cảnh chúng xuất hiện.
  • Lược bỏ các plugins, elements không cần thiết với giao diện, chức năng của website;
  • Sử dụng thật ít font chữ (nghe hơi lạ nhưng font chữ làm website bạn trì trệ đi nhiều ở mức đáng kinh ngạc đấy, nhất là các Google Fonts).

Chúng ta phải Tối ưu tốc độ website. Không còn gì phải bàn cãi. Giờ thì Less is More không chỉ là triết lý 3 xu trong đời sống nữa. Nó cũng đúng trong ngữ cảnh làm website 🙂

Xây dựng liên kết hiệu quả

Việc xây dựng liên kết một cách hợp lý, hiệu quả cho Google và người đọc thấy rõ, bạn biết mình đang truyền đạt điều gì.  Kiến thức của bạn và kiến thức liên quan nhưng không phải của bạn đều có ích.

  • Internal links là các liên kết nội bộ trong website của bạn.
  • External/ Outbound links là các liên kết ra bên ngoài website của bạn.
  • Backlinks/ Inbound links là các liên kết bên ngoài dẫn vào website của bạn.

Đi internal/external links thuộc phạm vi SEO Onpage trong khi Backlinks thuộc phạm vi SEO Offpage.

Bạn không thể viết tất cả nội dung trong cùng một bài viết. Hãy link và link thật gọn gàng. Dẫn dắt Google và người đọc đến nơi có thông tin mà họ cần đến.

Sử dụng https – Giao thức truyền thông tin bảo mật cao cho website

Việc Khai báo và cài đặt https luôn cần thiết. Google hiện nay luôn cảnh báo nguy hiểm đối với các website không có https. Người đọc sẽ thấy bất an và không muốn vào website hay giao dịch với bạn khi không có https.

Social Share – Chia sẻ mạng xã hội

Một cách tự nhiên, một bài viết được chia sẻ nhiều sẽ mang lại lưu lượng traffic đáng kể cho website của bạn. Số chia sẻ cũng là một chỉ dấu giúp người dùng nhận biết đâu là một bài viết được nhiều người quan tâm.

Hãy Khai báo và Cài đặt các module/ plugin Social giúp ngừoi dùng dễ dàng đăng nhập, chia sẻ và comment bài viết của bạn.  Chúng cũng giúp bạn dễ dàng quản lý các tương tác của người dùng mạng xã hội với các nội dung của bạn.