Khi bạn được bàn giao một website doanh nghiệp/ cá nhân hoàn chỉnh, việc của bạn tiếp tục cập nhật thông tin, quản trị nội dung website. Chủ yếu đăng bài mới/ chỉnh sửa bài cũ và chỉnh sửa, cập nhật các trang nội dung chính.
WordPress là một CMS (Content Management System – Hệ thống Quản trị Nội dung) khá thân thiện với người dùng. Bạn không cần biết code để sử dụng WordPress để quản trị nội dung website của mình.
Hãy thử nhé, đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Đăng/ chỉnh sửa bài viết nội dung lên website WordPress
Đăng nhập vào tài khoản quản trị/ biên tập viên.
Tại Dashboard Trang chủ WordPress, chọn Posts – Bài viết.
Ở mục này, bạn có thể quản trị các mục:
- All posts – Tất cả Bài viết;
- Add new – Tạo Bài viết Mới;
- Categories – Quản lý Chuyên mục;
- Tags – Quản lý Thẻ.
Tất cả bài viết
Đây là danh sách tất cả bài viết có trên trang của bạn.
Bên dưới mỗi bài viết, bạn sẽ thấy các link hành động thay đổi, cập nhật nội dung bài viết. Bao gồm:
- Edit – Chỉnh sửa;
- Quick Edit – Sửa nhanh;
- Trash – Thùng rác (Xóa);
- View- Xem trên trình duyệt;
- Edit with Elementor – Sửa với trình xây dựng website Elementor. Lần đầu tiên chỉnh sửa một bài viết bằng Elementor, bạn luôn phải qua bước Edit thông thường trước khi có thể chỉnh sửa bằng Elementor.
Giao diện của bài viết sẽ không đa dạng, phức tạp về trình bày như trang. Bạn có thể chỉnh sửa bài viết bằng website builder Elementor nhưng việc này không phổ biển.
Edit – Chỉnh sửa
Bạn chọn phần này để chỉnh sửa nội dung, cập nhật các cài đặt bài viết cơ bản và khai báo SEO Onpage thông qua RankMath SEO hoặc Yoast SEO (Plugin hỗ trợ SEO).
Một số người vẫn sử dụng Classic Editor để có giao diện chỉnh sửa bài viết – quản trị nội dung website quen thuộc.
Chúng tôi đề nghị không dùng Classic Editor mà chỉ dùng Block Editor. Thứ nhất, đỡ được 1 plugin là website nhẹ đi một phần. Thứ hai, Classic Editor thường làm hỏng giao diện trang nội dung được xây dựng bằng Elementor.
Các cài đặt đáng lưu ý
- Visibility – Hiển thị: Có các chọn lựa Công Khai, Riêng tư hoặc Nháp.
- Publish – Ngày tháng đăng: Có thể đăng lùi ngày, hoặc lên lịch cho trang.
- Author – Tác giả
- Permalink – Đường dẫn tĩnh: Nên khai báo đường dẫn cẩn thận, có ý nghĩa.
- Categories – Chuyên mục: Luôn chọn chuyên mục phù hợp cho bài viết.
- Tags – Thẻ: Luôn chọn tag (thẻ) phù hợp cho bài viết. Thẻ cần có ý nghĩa đại diện, đặc trưng, là keyword nội dung của bài viết.
- Featured Image – Ảnh đại diện cho bài viết: Luôn chọn. Kích thước ảnh đại diện cho trang nên là 1200x628px (Kích thước lý tưởng của Thumbnail khi hiển thị trên Facebook, hoặc 1200x800px (chuẩn tỷ lệ 4:3 của hình ảnh).
- Attributes – Thuộc tính bài viết: Thường chọn Mặc định để bài viết hiển thị theo quy cách chung trên website.
Khai báo SEO thông qua công cụ RankMath SEO hoặc Yoast SEO (Plugin hỗ trợ SEO) khi quản trị nội dung website
Đừng quên khai báo SEO cho từng bài viết nội dung. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thân thiện với Bộ máy tìm kiếm của Google (Google- Friendly) của website của bạn.
Xem thêm: Tối ưu SEO Onpage cho bài viết nội dung.
Add new – Viết bài mới
Chọn mục này khi bạn muốn đăng bài viết mới. Với bài viết mới, bạn cũng cần khai báo đầy đủ các mục như đã đề cập ở trên.
Categories – Chuyên mục
Bạn nên tổ chức các chuyên mục theo cấu trúc tương tự với cấu trúc các trang trong website. Luôn chọn Chuyên mục cho bất cứ bài viết nào, vì cấu trúc này giúp Google hiểu tốt hơn nội dung website của bạn.
Chuyên mục cũng là bộ lọc giúp bạn chọn ra các bài viết cùng nhóm để hiển thị ở bất cứ đâu trên website.
Ví dụ cần có Chuyên mục Content Marketing để bạn chọn các bài viết thuộc chuyên mục này hiển thị trên Marketing.
Tags – Thẻ
Nếu chuyên mục là bộ lọc chính, thì tag là bộ lọc phụ. Chúng giúp bạn phân loại sâu hơn các bài viết có cùng chung từ khóa, khi mà chuyên mục quá rộng.
Ví dụ bạn có thể có các tag Hoạt động cộng đồng, Hoạt động Công ty để giúp phân loại sâu hơn các tin tức trong Chuyên mục Tin tức – Hoạt động.
Quản trị Thư viện Media
Tại Dashboard Trang chủ WordPress, chọn Media Library – Thư viện. Ở mục này, bạn có thể quản trị các dạng media: Hình ảnh, Audio, Video, Tài liệu, Bảng tính, Lưu trữ…
Bạn có thể tải lên một hay hàng loạt các file media tại đây.
Lưu ý khi tải lên, luôn nhập liệu Image Alt Text (Văn bản thay thế cho hình ảnh) trong phần thông tin chi tiết của file Media. Điều này rất quan trọng với SEO Onpage vì thiếu Alt-Text là một loại lỗi hiển thị đối với Bộ máy tìm kiếm của Google.
Chỉnh sửa nội dung trang nội dung trên website WordPress
Tại Dashboard Trang chủ WordPress, chọn Pages – Trang nội dung.
Ở mục này, bạn có thể quản trị các mục:
- All pages – Tất cả Trang nội dung;
- Add new – Tạo Trang nội dung Mới;
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn chỉnh sửa, cập nhật một số khai báo cơ bản trên Pages – Trang nội dung.
Để hướng dẫn bạn Tạo trang mới với bố cục và nội dung như mong muốn, chúng tôi sẽ có loạt bài Hướng dẫn Sử dụng Elementor về sau.
Edit – Chỉnh sửa
Chọn Edit để chỉnh sửa bằng Block Editor (trình chỉnh sửa mặc định của WordPress) đặc biệt khi bạn cần khai báo SEO cho Page.
Nội dung khai báo gần giống với khai báo cho bài viết. Click vào icon Rank Math màu hồng để kiểm tra xem trang đã chuẩn SEO chưa. Thực hiện các chỉnh sửa nếu cần thiết để trang được điểm vàng (khá) hoặc xanh (tốt).
Edit with Elementor – Sửa với Elementor
Chọn Edit with Elementor – Sửa với Elementor để chỉnh sửa nội dung Pages – Trang về mặt giao diện, cấu trúc nội dung.
Do bố cục và cấu trúc phức tạp hơn bài viết, các pages – trang nội dung thường được xây dựng bằng trình xây dựng website (website builder), trong trường hợp của chúng tôi là Elementor.
Để có giao diện đẹp như mong muốn, chúng tôi thường sử dụng thêm bộ plugin Elementor Pro hoặc Jet Plugins. Bạn không nên cài quá nhiều addons khác cho Elementor vì chúng làm nặng website và đôi khi gây ra các xung đột với theme và chính bản thân Elementor Pro.
Chỉnh sửa Page – Settings (Cài đặt)
Bấm vào icon Cài đặt, ở mục Settings, bạn có thể cập nhật:
- Page Title – Tiêu đề trang
- Status – Tình trạng trang:
- Published – Đã đăng
- Pending Review – Chờ duyệt
- Draft – Nháp
- Private – Riêng tư (Chỉ người dùng đã đăng nhập mới thấy)
- Feature Image – Ảnh đại diện
- Hide Title – Chọn ẩn/ hiện Tiêu đề trang.
- Page Layout – Bố cục trang:
- Default – Mặc định. Ở các bài sau, tôi sẽ hướng dẫn bạn dùng Theme Builder của Elementor để dựng bố cục mặc định cho bất cứ elements nào trong nội dung.
- Elementor Canvas: Giao diện Elementor không có Header, Footer và Sidebar mặc định.
- Elementor Full Width: Giao diện Elementor không có Header, Footer và Sidebar mặc định.
Chỉnh sửa Page – Navigator (Điều hướng)
Bấm vào icon 3 lớp xếp chồng, ở mục Navigator, bạn thấy cấu trúc các elements trong trang như Section – Khu vực, Column – Cột, InnerSection – Khu vực bên trong… Giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, định vị một element của Page và dịch chuyển chúng nếu muốn.
Chỉnh sửa Page – History (Lịch sử)
Bấm vào icon đồng hồ, bạn thấy được lịch sử chỉnh sửa các phiên bản của trang. Bạn có thể chọn sử dụng lại một phiên bản cũ.
Chỉnh sửa Page – Responsive Mode (Trạng thái Responsive)
Bấm vào icon màn hình, bạn có thể chọn phiên bản Desktop – Máy để bàn/ Tablet – Máy tính bảng/ Mobile – Di động của trang đang xem. Từ đó, chỉnh sửa quy cách các elements theo ý muốn cho từng phiên bản.
Chỉnh sửa Page – Preview Changes (Xem thử các thay đổi)
Bấm vào icon con mắt, bạn có thể chọn xem thử các thay đổi trước khi bấm Update – Cập nhật để lưu lại các thay đổi với trang.
Sau các thay đổi, đừng quên bấm UPDATE để lưu lại các thay đổi của bạn nhé. Sau đó bấm vào icon Toggle Menu ở góc trên cùng bên trái để chọn View Page – Xem trang hoặc Exit to Dashboard – Trở về Dashboard để tiếp tục làm việc với các cài đặt khác.
Để tạo/ chỉnh sửa trang với giao diện như mong muốn, vui lòng theo dõi series bài Hướng dẫn sử dụng Elementor tôi sẽ thực hiện trong thời gian tới.